Cho vay kinh doanh bất động sản và những điều cần ghi nhớ

Báo cáo của Bộ Xây dựng cho biết, tình hình dư nợ tín dụng BĐS tính đến hết tháng 11/2015 xấp xỉ 374,8 nghìn tỷ đồng, con số này tăng trưởng


Mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành văn bản xin ý kiến về việc sẽ kiểm soát chặt chẽ hơn các khoản bất động sản (BĐS) bởi trong năm 2015, tốc độ tăng trưởng tín dụng khá ‘nóng’ ở mảng địa ốc.

Theo đó, văn bản này có thể sẽ tác động tới các chủ đầu tư BĐS lớn cũng như các ngân hàng đã đẩy mạnh hoạt động cho vay kinh doanh nhà đất khi các quy định này được áp dụng.

Vào đầu năm ngoái, ngành ngân hàng đã cho phép giảm hệ số rủi ro với các khoản khó đòi trong lĩnh vực địa ốc từ 250% xuống còn 150% và tăng tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung – dài hạn từ 30% lên 60%, theo thông tư số 36/2014/TT-NHNN.

Động thái này giúp tín dụng chảy mạnh vào lĩnh vực BĐS, vậy nên BĐS ngày càng hồi sinh và phát triển.

cho vay kinh doanh BĐS
Ngân hàng muốn kiểm soát chặt chẽ hơn cho vay kinh doanh BĐS.

Báo cáo của Bộ Xây dựng cho biết, tình hình dư nợ tín dụng cho vay BĐS tính đến hết tháng 11/2015 xấp xỉ 374,8 nghìn tỷ đồng, con số này tăng trưởng gần 20% so với tháng 12/2014.

Cụ thể, 3 mảng cho vay có số dư nợ tăng cao nhất là cho vay mua quyền sử dụng đất (trên 26 nghìn tỷ đồng) đã tăng 36,25%, trong khi đó cho vay để đầu tư kinh doanh địa ốc khác trên 72 nghìn tỷ đồng tăng 11,2% và cho vay xây dựng KĐT mới trên 70 nghìn tỷ đồng, tức tăng 10,76%

Số liệu trên cho thấy, dư nợ BĐS trong năm qua 2015 tăng khá cao ở phần kinh doanh BĐS và liên quan đến nhiều chủ đầu tư lớn.

Quy định nói trên nếu được NHNN áp dụng, khi đó các khoản cho vay như cho vay đối với các chủ đầu tư BĐS và các khoản cho vay đối với các tổ chức/cá nhân khác có nhu cầu mua, thuê mua BĐS để bán, thuê, nhận chuyển nhượng BĐS, chuyển nhượng, cho thuê lại, cho thuê, cho thuê mua nhằm mục đích sinh lợi,… sẽ có khả năng bị siết chặt.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *